Cướp sổ đỏ có bị quy tội cướp tài sản không?
Để biết người này có bị chịu trách nhiệm về tội Cướp giật tài sản không thì phải xét xem sổ đỏ có phải là tài sản hay không?
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản nhưng lại chưa quy định cụ thể Giấy tờ có giá là gì hay giấy tờ có giá gồm những loại giấy tờ nào.
Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Theo pháp luật hiện hành, giấy tờ có giá bao gồm:
- Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định trong Luật quản lý nợ công năm 2017;
- Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
- Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 4 của Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Công văn 141/TANDTC-KHXX năm 2011 cũng giải thích các loại giấy như Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ôtô...) không phải là "giấy tờ có giá". Do vậy, những giấy tờ này không phải là tài sản.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, sổ đỏ không phải là tài sản nên người có hành vi giật sổ đỏ sẽ không cấu thành tội cướp giật tài sản.
Tuy nhiên, nếu chú của bạn đựng sổ đỏ trong bao bì (túi nhựa, túi giấy...) hoặc cặp táp, balo thì hành vi giật túi đã cấu thành tội cướp giật tài sản chứ không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Cướp giật tài sản không đòi hỏi tài sản bị cướp giật phải có giá trị từ bao nhiêu tiền trở lên. Do vậy, về nguyên tắc vật bị cướp giật là tài sản không kể giá trị bao nhieu thì hành vi chiếm đoạt đã cấu thành tội này.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?