Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với giáo viên giảng dạy tiếng Anh
Ở hầu hết các địa phương trên cả nước, giáo viên tiếng Anh thường được đánh giá năng lực bằng bài thi tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam với các bậc năng lực Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3, Bậc 4, Bậc 5, Bậc 6, tương đương với 6 bậc A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo Khung tham chiếu châu Âu (CEFR).
Theo Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” và Công văn792/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì:
- Giáo viên tiếng Anh Tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4,
- Giáo viên tiếng Anh THPT và cao đẳng, đại học cần có trình độ tiếng Anh bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Về hạn sử dụng của các chứng chỉ ngoại ngữ, Công văn 3755/BGDĐT-GDTX năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.
Tuy nhiên yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với giáo viên công tác hoặc với các giáo viên đang trong quá trình tuyển dụng là yêu cầu cụ thể của các Sở Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên đang công tác hoặc đang dự tuyển dụng tại một cơ sở giáo dục và đào tạo cụ thể cần tìm hiểu thông tin về yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan tuyển dụng để đáp ứng được yêu cầu cụ thể của cơ quan này.
Giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông mà chưa có chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam có thể liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo của địa phương mình để hỏi thông tin cụ thể về yêu cầu có chứng chỉ.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 5543/BGDĐT-QLCL, 5544/ BGDĐT-QLCL, 5545/BGDĐT-QLCL, 5546/BGDĐT-QLCL năm 2018, 538/QLCL-QLVBCC năm 2019 trong đó thông báo 8 đơn vị đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT, bao gồm:
- Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nằng
- Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Thái Nguyên
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?