Doanh nghiệp tham gia gói thầu nhỏ có phải giải trình báo cáo tài chính?
Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa (Mẫu số 04) ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT thì căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà bên mời thầu có thể tham khảo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định tại Mẫu hồ sơ mời thầu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá để quy định cho phù hợp, tránh đưa các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Đối với những gói thầu đơn giản, có giá trị nhỏ, bên mời thầu có thể không quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm mà chỉ cần yêu cầu nhà thầu nộp bản cam kết theo Mẫu số 08 Chương III – Biểu mẫu để chứng minh nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ yêu cầu.
Theo đó, việc quy định về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đối với gói thầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.
Trường hợp bên mời thầu nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu mà nhà thầu cung cấp thì có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
- Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?