Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 11 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
- Điều 28 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, phân công trách nhiệm quản lý cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
+ Trường hợp cần thiết ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
+ Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung quản lý chất thải rắn trong quy hoạch có liên quan theo thẩm quyền; lập kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
+ Xây dựng mức thu phí vệ sinh, giá dịch vụ cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức theo quy định;
+ Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo quy định, thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo;
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
+ Xây dựng kế hoạch, thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
+ Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định;
+ Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?