Có bắt buộc điểm chỉ vào hợp đồng công chứng?
Theo quy định tại Luật Công chứng 2014 thì người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật bắt buộc người đi yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì người đi yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch có thể điểm chỉ để thay thế cho việc ký vào hợp đông, giao dịch. Theo đó, việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường các hợp sau đây:
- Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký;
- Công chứng di chúc;
- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Lưu ý: Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì việc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch khi công chứng là không bắt buộc; việc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch sẽ được áp dụng trong các trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật nêu trên.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi thì trên thực tế, đa phần tại các Phòng công chứng/ Văn phòng công chứng, các công chứng viên đều đề nghị người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký và đồng thời vào hợp đồng, giao dịch được công chứng, điều này nhằm đảm bảo tránh các rủi ro về mặt pháp lý sao này có thể xảy ra - pháp luật hiện hành không cấm vấn đề này.
Do đó: Việc bạn có mua đất nên cùng với người bán đất ra Phòng công chứng để làm hợp đồng công chứng, hai bên đã lập hợp đồng xong và cũng đã ký vào hợp đồng, nhưng công chứng viên yêu cầu hai bên còn phải điểm chỉ vào hợp đồng ngay bên chữ ký nữa thì mới công chứng là phù hợp nếu Văn phòng công chứng đó có quy định về vấn đề này.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?