Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên viện kiểm sát?
Căn cứ Điều 12 Quyết định 193/QĐ-VKSTC 2019 Quy chế hoạt động Cơ quan điều tra viện kiểm sát quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên bao gồm:
- Chịu sự quản lý, phân công, giao nhiệm vụ của Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công (hoặc được ủy quyền). Trường hợp có nhiều Điều tra viên tham gia giải quyết vụ án thì Điều tra viên phải tuân theo sự phân công của Điều tra viên thụ lý chính và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Điều tra viên ngạch cao hơn. Chủ động tham mưu, đề xuất, phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Căn cứ nhiệm vụ dược giao, Điều tra viên phải lập kế hoạch trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công (hoặc được ủy quyền) phê duyệt và tổ chức thực hiện. Báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch với Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được ủy quyền, trừ trường hợp công việc hoặc nhiệm vụ được giao do Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp chỉ đạo và quy định chỉ báo cáo với Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
- Khi được phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 53 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự và Điều 9 Quy chế số 559.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh theo kế hoạch đã được phê duyệt hoặc sự chỉ đạo của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được ủy quyền.
- Tham mưu, đề xuất áp dụng các biện pháp tố tụng, việc sử dụng lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ trong hoạt động điều tra và các vấn đề liên quan đến đường lối giải quyết, xử lý vụ án.
- Tham gia các cuộc họp án, báo cáo án; đề xuất quan điểm của mình về hoạt động điều tra, xác minh và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền; tiếp công dân.
- Kịp thời phát hiện, tổng hợp những vi phạm trong hoạt động tư pháp, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra để trình Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kiến nghị cơ quan, đơn vị có liên quan để khắc phục và phòng ngừa vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Chấp hành Điều 54 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự về những việc Điều tra viên không được làm; hướng dẫn nghiệp vụ cho Điều tra viên ngạch thấp hơn, Cán bộ điều tra; tham gia nghiên cứu xây dựng pháp luật, đề tài khoa học, đề án và các chuyên đề nghiệp vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà anh/chị thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?