Quy định của pháp luật về tố giác tội phạm

Chào anh chị! Em có vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của anh chị như sau: Ngày 25/4, em bị móc túi và mất một cái điện thoại trên xe buýt. Em có nghi một người và nhớ mặt người đó, vì lúc em bấm chuông thì người đó cũng đến đứng cạnh em, nhưng khi em xuống thì người đó không có xuống mà ở lại trên xe. Em nghĩ mình bị mất điện thoại vào lúc ấy, do trước khi bấm chuông thì em có nhìn lại giờ trong điện thoại rồi mới cất vào túi áo, tức trước khi xuống xe thì điện thoại em vẫn còn. Vậy cho em hỏi, nếu lần sau em gặp lại người đó, em có được tố cáo người đó bắt người đó lại không ạ? Em cảm ơn rất nhiều!

- Nếu không có bằng chứng cụ thể thì bạn rất khó để tố cáo người đó có hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, luật vẫn cho phép bạn tố cáo hành vi phạm tội nhưng bạn phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo. Cụ thể, điều này được quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, bạn chỉ phỏng đoán rằng người đó lấy điện thoại của bạn mà không có chứng cứ xác đáng nên khi gặp lại người đó, bạn cũng không đủ căn cứ để yêu cầu những lực lượng có thẩm quyền như công an, cảnh sát thực hiện việc bắt giữ, điều tra người đó. Tuy nhiên, trong trường hợp chứng kiến người đó tiếp tục hành vi trộm cắp của mình, bạn có thể ghi lại bằng chứng và bắt giữ người đó để giao cho cơ quan có thẩm quyền theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể quy định như sau:

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Sau khi bắt người đó và giao cho cơ quan có thẩm quyền, bạn sẽ làm một bản tường tình về sự việc xảy ra trước đó để được điều tra và giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn.

Trân trọng!

Tố giác tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tố giác tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố giác tội phạm chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tố giác tội phạm bằng ứng dụng VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Tố giác tội phạm ở đâu là đúng pháp luật? Ai có quyền tố giác tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?
Hỏi đáp pháp luật
Tố giác tội phạm qua thư điện tử?
Hỏi đáp pháp luật
Công dân có nghĩa vụ tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Ai có nhiệm vụ giải quyết tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Ai có nhiệm vụ giải quyết tố giác tội phạm?
Hỏi đáp pháp luật
Làm sao bí mật tố giác tội phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố giác tội phạm
Nguyễn Thị Ân
181 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố giác tội phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào