Từ 15/02/2023, hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không thể sử dụng bản sao của bản sao hồ sơ bệnh nghề nghiệp?
Bản sao của bản sao hồ sơ bệnh nghề nghiệp có còn được sử dụng trong hồ sơ khám giám định lần đầu để hưởng bảo hiểm xã hội một lần nữa không?
Tại điểm b khoản 6 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về một số loại bản sao giấy tờ được sử dụng trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp có còn được sử dụng trong hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
...
6. Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
...
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
Có thể thấy, theo quy định cũ, có thể hiểu bản sao của bản sao hồ sơ bệnh nghề nghiệp được phép sử dụng làm thành phần trong hồ sơ khám giám định lần đầu để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tuy nhiên theo quy định mới nhất tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023) sửa đổi điểm b khoản 6 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
...
6. Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
...
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa Lần gần nhất đối với người đã được khám giám định.
Theo quy định nêu trên, từ ngày 15 tháng 02 năm 2023, trong hồ sơ khám giám định lần đầu để hưởng bảo hiểm xã hội một lần chỉ sử dụng bản chính hoặc bản sao hợp lệ của bản chính hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Từ 15/02/2023, hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không thể sử dụng bản sao của bản sao hồ sơ bệnh nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Bệnh nào được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới nhất?
Theo quy định hiện hành tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:
1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Với quy định mới tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023) sửa đổi Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”.
Vậy, theo quy định mới nhất, từ ngày ngày 15 tháng 02 năm 2023 các bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ gồm:
- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội
- Các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định như sau:
Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
...
Trường hợp người lao quy định tại Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;
b) Người lao động theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo quy định nêu trên, trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ thuộc về người lao động hoặc người thân của người lao động cần giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?