Thời gian thử việc có được tính nhận trợ cấp thôi việc?
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 thì khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 15/12/2018) thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được xác định như sau:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế - Thời gian người lao động đã tham gia BHTN - Thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc
Trong đó:
- Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
+ Thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động;
+ Thời gian được cử đi học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
+ Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Thời gian nghỉ hàng tuần;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
+ Thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn;
+ Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân;
+ Thời gian ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
- Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp;
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây, thì trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với người sử dụng lao động chấm dứt kể từ ngày 15/12/2018 (ngày Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực) trở đi thì thời gian thử việc sẽ không được tính vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Do đó: Đối với trường hợp trước khi chính thức vào làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động từ ngày 12/3/2005 thì bạn đã có thời gian thử việc 2 tháng tại công ty (đã được công ty trả lương đầy đủ), và bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2009. Hợp đồng lao động (không xác định thời hạn) của bạn với công ty chấm dứt từ ngày 31/3/2019 (sau ngày Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực).
Nên khi giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho bạn đối với thời gian làm việc trước ngày 01/01/2009, công ty không cộng 2 tháng thử việc vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho bạn là phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?