Đổi nơi khám bệnh có cần phải làm lại thẻ BHYT?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì:
Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
- Rách, nát hoặc hỏng;
- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
==> Như vậy nếu như muốn đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì bạn phải làm thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Người tham gia bảo hiểm y tế chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT do điều chỉnh quyền lợi khám chữa bệnh bao gồm:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);
- Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị.
Bước 2: Nộp hồ sơ: Đối với người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc. Các trường hợp khác: nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Bước 3: Trả kết quả: Cơ quan bảo hiểm xã hội trả kết quả trong vòng 5 ngày làm việc, riêng trường hợp nhận hồ sơ từ ngày 21 của tháng cuối quý và có ngày trả kết quả trước ngày 01 của tháng đầu quý sau, thì thời hạn trả kết quả vào buổi chiều ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý sau.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?