Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy trong trường hợp người cha từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì các tổ chức, cá nhân trên có quyền yêu cầu tòa án buộc người cha phải phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nếu người cha vẫn tiếp tục từ chối nghĩa vụ của mình thì căn cứ Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về chăm sóc nuôi dưỡng cấp dưỡng theo đó:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Sau khi bị xử phạt hành chính về hành vi trên nếu người cha vẫn tiếp tục không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì căn cứ Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017 có quy định:
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Như vậy nếu ngoan cố không chịu cấp dưỡng cho con mặc dù có khả năng thực tế thì người cha sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà chị thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?