Quản lý số tiền thu được từ khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ Điều 17 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
1. Trường hợp cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này:
a) Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan;
b) Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tiền thu từ giá sử dụng, cung cấp dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Trường hợp khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này và khai thác quỹ đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này:
a) Số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác quỹ đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác;
Sở Tài chính nơi cơ quan được giao quản lý tài sản đóng trụ sở đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác.
b) Chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác quỹ đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được lập dự toán và được Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) phê duyệt, gồm:
Chi phí kiểm kê, xác định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá và chi phí khác có liên quan trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này;
Chi phí có liên quan đến việc khai thác quỹ đất quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Việc lập dự toán chi phí; trình tự, thủ tục thanh toán chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác quỹ đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
d) Định kỳ hằng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ khai thác đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
đ) Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?