Người nghỉ hưu đi làm có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN?
Bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, tại Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
"Điều 123. Quy định chuyển tiếp
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người đang hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thuộc các trường hợp kể trên thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đồng nghĩa, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong trường hợp này không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) và Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì người hưởng lương hưu thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì việc đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng lương hưu sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để chi trả nhiều khoản khác nhau, trong đó bao gồm việc đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu.
Như vậy: Người đang hưởng lương hưu thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm y tế nhưng sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng theo mức mà pháp luật đã quy định.
Bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, Theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp kể trên nhưng đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người đang hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thuộc các trường hợp kể trên thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Do đó: Đối với trường hợp bạn hiện đã nhận được quyết định hưởng lương hưu hàng tháng và đã nhận được một tháng rồi. Nay bạn đi làm cho một công ty có ký hợp đồng lao động thì sẽ không bị trích tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Mà khi đó, ngoài việc trả lương theo công việc, công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của bạn một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định (Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?