Xuất kho ấn chỉ ngành Hải quan được quy định ra sao?
Xuất kho ấn chỉ ngành Hải quan được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định 4281/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Quản lý ấn chỉ Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
a) Các trường hợp xuất kho:
- Xuất kho ấn chỉ cho đơn vị cấp dưới (Tổng cục xuất kho ấn chỉ cho các Cục Hải quan, Cục Hải quan xuất kho ấn chỉ cho các Chi cục Hải quan, Chi cục Hải quan xuất kho ấn chỉ cho các Đội).
- Xuất thực sử dụng/thực bán ấn chỉ (không bao gồm ấn chỉ tạm ứng và xuất nội bộ trong Cục).
- Xuất ấn chỉ trả đơn vị cấp trên (các Cục Hải quan xuất kho ấn chỉ trả cấp Tổng cục, các Chi cục Hải quan xuất kho ấn chỉ trả Cục Hải quan).
- Xuất ấn chỉ tạm ứng.
- Xuất khác (do phát hiện thiếu trong kiểm kê; thanh hủy; điều chỉnh do nhầm lẫn,...).
b) Các chứng từ yêu cầu khi lập phiếu xuất kho:
b1. Đối với xuất kho cho đơn vị cấp dưới gồm:
+ Giấy giới thiệu (đối với trường hợp Cục Hải quan nhận ấn chỉ từ Tổng cục Hải quan);
+ Văn bản đề nghị cấp ấn chỉ theo kế hoạch đã đăng ký từ đầu năm của đơn vị;
+ Các chứng từ khác theo quy định của các cấp có thẩm quyền (nếu có).
b2. Đối với xuất thực sử dụng/thực bán ấn chỉ gồm:
- Xuất thực sử dụng:
+ Văn bản đề nghị cấp ấn chỉ (đối với đơn vị trong ngành);
+ Chứng từ khác theo quy định.
- Xuất thực bán:
+ Giấy giới thiệu;
+ Văn bản đề nghị cấp/bán ấn chỉ;
+ Giấy chứng minh thư nhân dân của người đến nhận ấn chỉ còn giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;
+ Các chứng từ khác theo quy định của các cấp có thẩm quyền (nếu có).
b3. Đối với xuất kho trả đơn vị cấp trên: Văn bản thông báo về việc xuất trả ấn chỉ của cơ quan Hải quan cấp trên.
b4. Đối với xuất kho tạm ứng: Văn bản đề nghị cấp tạm ứng ấn chỉ.
b5. Đối với xuất khác:
- Xuất khác trong trường hợp phát hiện thiếu trong kiểm kê: Biên bản kiểm kê.
- Xuất khác trường hợp xuất thanh hủy gồm: Quyết định ấn chỉ thanh hủy.
- Xuất khác trường hợp điều chỉnh do nhầm lẫn gồm: Tờ trình hoặc Biên bản điều chỉnh có sự phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
c) Kế toán ấn chỉ /Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ có trách nhiệm:
- Lập phiếu xuất kho (03 liên) theo các phương thức xuất tương ứng (Mẫu C21-XK/AC) khi có đầy đủ chứng từ yêu cầu theo quy định tại Điểm b Khoản này.
- Cấp phát ấn chỉ dựa trên cơ sở:
+ Số lượng ấn chỉ tồn kho;
+ Số lượng ấn chỉ thực sử dụng của đơn vị trong kỳ báo cáo gần nhất;
+ Kế hoạch sử dụng ấn chỉ trong năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lưu giữ, bảo quản chứng từ gốc và ghi sổ theo dõi/kế toán.
d) Trình tự luân chuyển chứng từ:
- Sau khi Kế toán/Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ lập phiếu xuất kho thành 03 liên, ký tên chuyển cho Kế toán trưởng/Lãnh đạo phụ trách bộ phận, Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên (ký theo từng liên) giao cho người nhận chuyển thủ kho để nhận hàng.
- Sau khi xuất kho xong, thủ kho cùng người nhận hàng ký vào từng liên phiếu xuất xác nhận thực tế số lượng hàng xuất kho.
Liên 1: Lưu ở nơi lập phiếu.
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào Sổ kho và sau đó chuyển cho Kế toán/Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ cùng với chứng từ gốc để ghi sổ theo dõi/kế toán.
Liên 3: Giao cho người nhận hàng.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?