Rút 1,2 tỷ chuyển nhầm để tiêu xài có bị đi tù?
Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì một ngân hàng chuyển nhầm khoản tiền 5 tỷ của khách hàng vào tài khoản cá nhân của một anh thanh niên. Anh này không báo với ngân hàng mà đã rút ra khoảng 1,2 tỷ để tiều sài cá nhân và cho người thân. Hiện thanh niên này đã bị bắt, khoản 1,2 tỷ đồng không thể thu hồi được.
Ở đây, cần phải đợi kết quả sát minh, điều tra của cơ quan điều tra, đồng thời căn cứ lời khai của anh thanh niên này để xác định anh này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nào? Khung hình phạt cụ thể đối với Tội đó?
Theo đó, theo như thông tin bạn cung cấp thì thanh niên này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau đây:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản (đối với 5 tỷ đồng chuyển nhầm)
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Tùy tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
Do đó: Đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản đến 5 tỷ đồng thì thanh niên này có thể bị phạt tù đến 5 năm.
Tội sử dụng trái phép tài sản (đối với 1,2 tỷ đồng)
Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép tài sản.
Tùy tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Do đó: Đối với hành vi sử dụng trái phép tài sản đến 1,2 tỷ đồng thì thanh niên này có thể bị phạt tù đến 5 năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?