Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản, (có hiệu lực 25/04/2019), theo đó:
1. Loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Tổng cục Thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả thực hiện.
4. Hằng năm, tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thả tối thiểu 0,1% tổng số cá thể được sản xuất vào vùng nước tự nhiên.
5. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao;
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ phải bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho các tổ chức, cá nhân phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục;
b) Báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
8. Trong trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức xử lý phù hợp với tập quán vàquy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Trên đây là tư vấn về chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?