Chồng bán xe có cần vợ đồng ý?
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì tài sản của mỗi bên vợ, chồng có được trước khi đăng ký kết hôn (thời gian đăng ký kết hôn trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) thì được xác định là tài sản riêng của người đó (trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác).
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì chiếc xe mà bạn đang dự định bán được mua bằng tiền của chính bạn làm ra trước khi cưới vợ, xe đứng tên của bạn.
Do đó: Chiếc xe này được xác định là tài sản riêng của bạn trong thời kỳ hôn nhân - Đồng nghĩa nó không phải là tài sản chung của vợ chồng bạn, nên vợ bạn không có quyền gì đối với chiếc xe này, trừ khi được bạn cho phép, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Đồng nghĩa, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Trong đó, quyền định đoạt là là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Trong đó, bao gồm bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có quyền bán tài sản đó cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần phải có sự đồng ý của bất kỳ ai (trừ trường hợp đó là tài sản chung thì cần phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu).
Do đó: Trường hợp chiếc xe mà bạn đang dự định bán được mua bằng tiền của chính bạn làm ra trước khi cưới vợ, xe đứng tên của bạn - là tài sản riêng của bạn trong thời kỳ hôn nhân.
Nên bạn có quyền định đoạt chiếc xe đó, trong đó bao gồm việc bán chiếc xe đó cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần phải có sự đồng ý của vợ bạn.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?