Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu?
Tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP có quy định:
"Điều 11. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải
3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;..."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì xe ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải được gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật. Tương ứng với từng hoạt động kinh doanh vận tải cụ thể mà ô tô kinh doanh vận tải đối với hoạt động đó sẽ có phù hiệu riêng.
Đồng nghĩa, trường hợp xe ô tô không hoạt động kinh doanh vận tải thì không thuộc trường hợp phải gắn phù hiệu.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Trong đó có thể hiểu:
- Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
- Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Như vậy: Trước hết để xác định một xe ô tô có hoạt động kinh doanh vận tải hay không thì cần phải xác định việc sử dụng xe ô tô đó có làm sinh lợi cho chủ sở hữu hay người có quyền sử dụng hợp pháp của xe ô tô đó hay không, cụ thể là có mang lại doanh thu (tiền,...), lợi nhuận cụ thể gì hay không.
Trường hợp xe ô tô khi hoạt động không sinh lợi cho chủ sở hữu hay người có quyền sử dụng hợp pháp thì không được xác định là có hoạt động kinh doanh vận tải.
Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì gia đình bạn có chiếc xe ô tô 12 chỗ để phục vụ cho gia đình với mục đích đơn thuần là đi đây đó và đi du lịch và không hề sử dụng chiếc xe này vào mục đích kinh doanh gì cả.
Do đó: Xe ô tô của bạn không thuộc trường hợp phải gắn phù hiệu xe. Cũng đồng nghĩa, không thuộc trường hợp bị xử phạt đối với hành vi không gắn phù hiệu xe theo quy định.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?