Việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng được quy định như thế nào?
Việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng được quy định tại Khoản 3 Điều 70 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp, cụ thể như sau:
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống;
- Chủ rừng là các doanh nghiệp: toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được là nguồn thu của doanh nghiệp, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp;
- Chủ rừng là tổ chức không bao gồm điểm b khoản 3 Điều này không khoán bảo vệ rừng hoặc khoán một phần diện tích, toàn bộ số tiền nhận được tương ứng với diện tích rừng tự bảo vệ được sử dụng cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng, bao gồm: xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được cho diện tích chủ rừng tự bảo vệ là nguồn thu của chủ rừng, chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng;
- Chủ rừng là tổ chức được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này có khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được trích 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ nêu trên để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm: các hạng mục công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị và các hoạt động khác phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số tiền trích để chi cho công tác quản lý của chủ rừng được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng.
Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý được chủ rừng chi trả cho bên nhận khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 69 của Nghị định này.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?