Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm được tính như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều. Thịnh (076***)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm được quy định tại Chương 9 Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Nguyên tắc đánh giá sẹo phần mềm:

- Số lượng sẹo:

+ Ít: Dưới 5 sẹo;

+ Nhiều: Từ 5 sẹo trở lên.

- Kích thước:

+ Sẹo nhỏ: chiều dài dưới 3cm; chiều rộng dưới 0,3cm.

+ Sẹo trung bình: chiều dài từ 3 - 5cm; chiều rộng dưới 0,5cm.

+ Sẹo lớn: chiều dài trên 5cm; chiều rộng trên 0,5cm.

- Tính chất sẹo:

+ Sẹo gây ảnh hưởng thẩm mỹ: sẹo xơ cứng, dính, lồi, lõm sâu, biến đổi màu sắc da, số lượng nhiều, kích thước lớn.

+ Sẹo gây ảnh hưởng chức năng: được đánh giá bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (điện cơ, điện não, vv...).

Tổn thương phần mềm

Tỷ lệ (%)

I. Sẹo vết thương phần mềm

 

1. Số lượng sẹo ít, kích thước nhỏ

1-3

2. Số lượng sẹo nhiều, kích thước nhỏ

4-7

3. Số lượng sẹo nhiều kích thước trung bình hoặc số lượng sẹo ít kích thước lớn

8- 10

4. Số lượng sẹo nhiều, kích thước lớn

11-15

Ghi chú: Nếu ảnh hưởng chức năng thì cộng thêm tỷ lệ ảnh hưởng chức năng.

Nếu tổng diện tích sẹo trên 1 % diện tích cơ thể thì cứ 1% diện tích cơ thể tăng thêm 2% (cộng lùi).

 

II. Sẹo vết thương phần mềm ảnh hưởng thẩm mỹ

 

1. Số lượng sẹo ít, kích thước trung bình trở xuống

6-7

2. Số lượng sẹo nhiều, kích thước nhỏ

8- 10

3. Số lượng sẹo nhiều kích thước trung bình hoặc số lượng sẹo ít kích thước lớn

11-15

4. Số lượng sẹo nhiều, kích thước lớn.

16-20

III. Sẹo vết thương vùng mặt không ảnh hưởng thẩm mỹ

(Tính như sẹo vết thương phần mềm)

 

IV. Sẹo vết thương vùng mặt có ảnh hưởng thẩm mỹ

 

1. Kích thước sẹo nhỏ

11-15

2. Kích thước sẹo trung bình, mặt biến dạng ít nhưng có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thở

26-30

3. Kích thước sẹo lớn, mặt biến dạng và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thở

41-45

4 Kích thước sẹo lớn, mặt biến dạng và trở ngại đến chức năng ăn nhai, cử động cổ

61-65

V. Sẹo niêm mạc miệng (Tính như sẹo vết thương phần mềm)

 

VI. Vết thương làm dập nát mất nhiều cơ để lại sẹo rúm dính, co kéo ảnh hưởng nhiều đến chức năng của bộ phận:

 

1. Sẹo ở vùng hàm mặt, mắt, mũi, tai (đã có phần riêng)

 

2. Sẹo ở vùng cổ, co kéo làm hạn chế các động tác quay, ngửa, nghiêng cổ, cúi ngẩng đầu

11-15

3. Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, co kéo do mất nhiều cơ ngực diện tích 4-5 khoang liên sườn hay cơ bụng vùng thượng vị làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp

21-25

4. Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, dính, co kéo do mất một phần cơ Delta, cơ đai vai, hạn chế các động tác cánh tay.

21-25

5. Sẹo lõm lớn do mất một phần lớn cơ nhị đầu hoặc tam đầu làm yếu cánh tay

16-20

6. Sẹo làm mất một phần cơ mông to

11-15

7. Sẹo làm mất một phần cơ từ đầu đùi, làm yếu chân

16-20

VII. Sẹo vùng khớp gây hạn chế vận động

(Tính tỷ lệ của hạn chế vận động khớp và sẹo vết thương phần mềm)

 

VIII. Vết thương chưa thành sẹo

(Tính như sẹo vết thương phần mềm)

 

IX. Dị vật phần mềm

 

1. Còn dị vật không có di chứng

3-5

2. vết thương phần mềm còn dị vật gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó

 

X.Tổn thương móng tay, móng chân

 

1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi)

 

1.1. Từ một đến ba móng

1-5

1.2. Từ bốn đến năm móng

6-10

2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi

 

2.1. Từ một đến ba móng

6-10

2.2. Từ bốn đến năm móng

11- 15


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định Giơ ne vơ được ký vào ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Liên quân Việt - Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch,....., khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững điều gì?
Hỏi đáp Pháp luật
30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 08 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ ...... Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong lễ mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được tổ chức tại cánh Đồng Mường Thanh, Đại đoàn nào được nhận cờ Quyết chiến quyết thắng?
Hỏi đáp Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ có mấy loại? Cấu tạo của băng vệ sinh theo TCVN 10585:2014?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
1,903 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào