Tổ chức chưa có chứng chỉ năng lực có được hoạt động xây dựng không?
Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với các trường hợp theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP, cụ thể ở các lĩnh vực sau:
- Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
=> Như vậy, đối với các lĩnh vực trên thì tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực). Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?