Xây dựng các phương án vận hành và lập các mô hình tính toán vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn
Xây dựng các phương án vận hành và lập các mô hình tính toán vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn được quy định tại Điều 34 Thông tư 65/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:
1. Kéo dài, hoàn nguyên số liệu dòng chảy:
a) Mục đích: nhằm kéo dài và đồng nhất về số liệu phục vụ xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa;
b) Thực hiện kéo dài, hoàn nguyên số liệu dựa trên số liệu thu thập từ các bước thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin dữ liệu và điều tra thực địa khảo sát bổ sung bằng mô hình kéo dài, hoàn nguyên số liệu.
Công tác lập mô hình kéo dài, hoàn nguyên số liệu theo quy định hiện hành và đảm bảo các mục tiêu của dự án.
2. Xác định các trạm quan trắc vận hành trong mùa kiệt:
a) Xem xét vị trí các trạm thủy văn, tài nguyên nước và trạm quan trắc vận hành hồ;
b) Phân tích, xây dựng mối tương quan về mực nước, lưu lượng giữa các trạm thủy văn, tài nguyên nước và trạm quan trắc vận hành hồ với các vị trí khai thác, sử dụng nước;
c) Phân tích, đánh giá việc đảm bảo về mực nước, lưu lượng cho các mục đích sử dụng khác nhau (nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt...), có thể mỗi một nhu cầu sử dụng nước khác nhau cần thiết có trạm quan trắc vận hành khác nhau.
3. Phân tích, đánh giá xác định nhu cầu dùng nước, thời kỳ sử dụng nước:
a) Xác định chính xác vị trí, quy mô công trình, cao trình mực nước, phạm vi cấp nước, lượng nước lấy, lượng nước sử dụng thực tế tại các vị trí lấy nước và sử dụng nước trên các dòng chính sông chịu ảnh hưởng của hồ chứa;
b) Xác định thời kỳ sử dụng nước; đánh giá và tính toán nhu cầu dùng nước và xác định yêu cầu về mực nước, lưu lượng trong từng thời kỳ tại từng công trình khai thác, sử dụng nước;
c) Tổng hợp nhu cầu dùng nước và xác định yêu cầu về mực nước, lưu lượng theo từng thời kỳ sử dụng nước;
d) Xác định các mâu thuẫn giữa việc vận hành thực tế của các hồ chứa với nhu cầu sử dụng nước: phân tích chế độ vận hành thực tế của các hồ chứa trong 5 năm qua nhằm xác định các mâu thuẫn trong chia sẻ, sử dụng tài nguyên nước do chế độ vận hành hiện tại của các công trình; so sánh thực trạng vận hành hồ trong 5 năm qua với yêu cầu của địa phương về sử dụng nước ở hạ du và đưa ra một số nhận định ban đầu trong quy trình vận hành; đề xuất các phương án khắc phục sơ bộ nhằm hài hòa các nhu cầu sử dụng nước;
đ) Hoàn thiện các kết quả tính toán về nhu cầu sử dụng nước, yêu cầu mực nước, lưu lượng tại các trạm thủy văn, tài nguyên nước và trạm quan trắc vận hành hồ theo các thời kỳ.
4. Phân chia thời kỳ điều hành hồ chứa:
Căn cứ vào yêu cầu nước vùng hạ du, khả năng điều tiết của hồ chứa, mức độ ưu tiên sử dụng nước mà phân chia thời kỳ điều hành khác nhau:
a) Thời kỳ ưu tiên cấp nước sinh hoạt;
b) Thời kỳ ưu tiên cấp nước nông nghiệp;
c) Thời kỳ ưu tiên cấp nước công nghiệp;
d) Thời kỳ ưu tiên dòng chảy tối thiểu đảm bảo giao thông thủy;
đ) Thời kỳ ưu tiên phát điện.
5. Lập các mô hình để đánh giá và dự báo
Công tác lập các mô hình đánh giá, dự báo theo quy định hiện hành và đảm bảo các mục tiêu của dự án.
6. Xây dựng các phương án vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn.
7. Phân tích, đưa ra các phương án vận hành để đảm bảo tối ưu về sử dụng nước và hiệu quả phát điện:
a) Trường hợp xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa lần đầu: phân tích xác định sự phối hợp xả nước giữa các hồ để bảo đảm mực nước, lưu lượng tại các trạm quan trắc vận hành đồng thời đạt hiệu quả điện năng cao nhất có thể; xác định mức độ thiệt hại về điện của các hồ chứa cho mỗi phương án tính;
b) Trường hợp rà soát, điều chỉnh không bổ sung hồ, có bổ sung hồ, thực hiện cập nhật các nội dung theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này và tiến hành so sánh với quy trình vận hành liên hồ chứa đã được ban hành, đề xuất các phương án điều chỉnh.
8. Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn.
9. Hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, sở ban ngành, địa phương có liên quan và đơn vị quản lý vận hành hồ:
a) Chuẩn bị tài liệu và các chuẩn bị khác phục vụ hội thảo (biên tập, nhân bản tài liệu, gửi các tài liệu liên quan để lấy ý kiến góp ý) về các nội dung quy định của quy trình trong mùa cạn;
b) Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến;
c) Tổng hợp, hoàn thiện theo các ý kiến của, lựa chọn phương án vận hành liên hồ chứa.
Trên đây là tư vấn về xây dựng các phương án vận hành và lập các mô hình tính toán vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 65/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?