Hai chị em xài cùng một chứng minh nhân dân?

Luật sư cho em hỏi, trường hợp là bạn em, em của bạn ấy không thích học, thích đi làm nên lấy tên của chị gái đi làm CMND lần đầu, rồi đi làm, còn chị gái vẫn đang học lớp 11 ( chị gái học chậm hơn 1 lớp nên thời điểm này đã đủ 18 tuổi), đến khi lên lớp 12 cần làm CMND, nên đã làm cớ mất giấy để được cấp CMND, và được công an cấp CMND cùng số, sử dụng được 11 năm thì bị rớt mất, nên về quê làm lại thì bị vướng 2 người sử dụng cùng 1 số CMND. Hiện người em của bạn ấy đã làm lại CMND đúng tên và đã cắt khẩu về nhà chồng ở khác tỉnh. Còn vấn đề của người chị giải quyết như thế nào để được cấp lại ạ. Nhưng hiện bạn ấy nói thì bên công an không đồng ý, bắt là lần đầu tiên ai làm thì để cho người đó, và phải đổi tên lại. Vậy có cách nào khác cho bạn ấy giữ tên không ạ. Em bức xúc quá không rõ luật.

Chứng minh nhân dân: là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam (Nghị định 05/1999/NĐ-CP).

Quyền và trách nhiệm công dân trong sử dụng CMND được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13):

a- Công dân được sử dụng CMND của mình làm giấy tờ tuỳ thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

b- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999.

c- Công dân có trách nhiệm đến công an cấp huyện để đổi lại CMND trong các trường hợp phải đổi CMND, cấp lại CMND nếu mất. Đến công an phường, xã trình báo trong trường hợp bị thu hồi CMND.

Tại Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;

b) Làm giả chứng minh nhân dân;

c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

...

Trong trường hợp này hai chị em không thể xài một chứng minh nhân dân, việc người em sử dụng thông tin người chị đi làm CMND để xin việc là hành vi vi phạm pháp luật, do đó, cơ quan công an nếu phát hiện phải thu hồi chứng minh này. Do đó, nếu công an không giải quyết cấp đúng tên cho người chị thì cần khiếu nại đến công an cấp trên để được giải quyết.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

312 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào