Phụ cấp cho kế toán, văn thư, bảo vệ, phục vụ đang công tác tại trường tiểu học
1. Về chế độ tiền lương, phụ cấp:
Tại điều 5 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ: Cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được xếp lương theo bảng lương số 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ).
Tại khoản 3 và điểm b, khoản 8, điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP: Ngoài chế độ về tiền lương căn cứ vào các quy định cụ thể cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Tại điểm 1, mục I Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban dân tộc: Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
Tại khoản 1 và 2 điều 16 Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 của liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước; nhân viên phụ trách kế toán hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Như vậy, đối với trường hợp nhân viên Kế toán Trường học là viên chức, chế độ tiền lương hàng tháng gồm: Hệ số lương theo ngạch bậc + phụ cấp khu vực + phụ cấp kế toán.
2. Về chế độ phụ cấp công vụ:
Tại khoản 1, điều 2 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ; đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ gồm:
a) Cán bộ theo quy định tại khoản 1, điều 4 Luật cán bộ, công chức;
b) Công chức theo quy định tại khoản 2, điều 4 Luật cán bộ, công chức và các điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3, điều 4 Luật cán bộ, công chức và điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
Như vậy, đối với nhân viên Kế toán Trường học là viên chức không thuộc đối tượng áp dụng theo quy định của Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
Trân trọng./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?