Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Xin chào, tôi là nhân viên kế toán, hiện tại tôi đang tìm hiểu các quy định về kiểm toán tại các doanh nghiệp. Anh chị cho tôi hỏi Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Hướng dẫn tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp ban nhề kem theo Quyết định 01/2019/QĐ-KTNN, thì Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

a) Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN hoặc thông tin tài chính được kiểm toán: Là giá trị tối đa của toàn bộ sai sót trên BCTCDN hoặc thông tin tài chính được kiểm toán mà KTVNN cho rằng từ mức đó trở xuống BCTCDN có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin;

b) Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN được xác định dựa trên giá trị tiêu chí được lựa chọn và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với giá trị tiêu chí đó.

Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

=

Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

X

Giá trị tiêu chí được lựa chọn xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

c) Lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN:

- Tùy từng loại hình doanh nghiệp, tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN có thể được lựa chọn từ một hoặc một số chỉ tiêu quan trọng nhất trong các yếu tố của BCTCDN: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế; Tổng doanh thu; Tổng chi phí; Tổng tài sản;...

- Việc lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN dựa trên các yếu tố sau:

+ Các khoản mục trên BCTCDN mà đối tượng sử dụng thông tin thường quan tâm;

+ Đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực và môi trường hoạt động của đơn vị; môi trường kiểm soát của doanh nghiệp; mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp; tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

+ Sự thay đổi tiêu chí lựa chọn khi có yếu tố bất thường.

Ví dụ: Trong trường hợp doanh nghiệp lỗ, KTVNN sẽ không sử dụng tiêu chí lợi nhuận kế toán trước thuế để tính mức trọng yếu mà sử dụng các chỉ tiêu khác; Chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế hoặc doanh thu thuần thường được lựa chọn để tính mức trọng yếu đối với các doanh nghiệp thương mại; Chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế hoặc tổng tài sản thường được lựa chọn để tính mức trọng yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất; Chỉ tiêu doanh thu thuần hoặc lợi nhuận kế toán trước thuế hoặc vốn chủ sở hữu thường được lựa chọn để tính mức trọng yếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ….

- Trường hợp chọn nhiều tiêu chí để xác định mức trọng yếu thì mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN là giá trị thấp nhất xác định được từ các tiêu chí trên.

- Khi lựa chọn chỉ tiêu hợp lý để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN dựa trên các chỉ tiêu trên. KTVNN cần phản ánh trong hồ sơ kiểm toán những diễn giải chi tiết lý do lựa chọn của mình.

d) Khung tỷ lệ để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

- KTNN xây dựng khung tỷ lệ sử dụng để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN là một khoảng tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với mỗi giá trị tiêu chí được lựa chọn (chi tiết theo Bảng 1).

Bảng 1. Khung tỷ lệ cho từng tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

STT

Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

1

3-10% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

2

0,5-3% Tổng doanh thu

3

0,5-3% Tổng chi phí

4

0,5-3% Tổng vốn chủ sở hữu

5

0,5-2% Tổng tài sản

- Khung tỷ lệ nêu trên cung cấp định hướng cho KTVNN khi đưa ra các xét đoán trong việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN. Trong một số trường hợp, tỷ lệ % xác định mức trọng yếu có thể vượt khung hướng dẫn nói trên nếu như KTVNN xét đoán rằng mức trọng yếu đó là phù hợp. KTVNN cần phản ánh trong hồ sơ kiểm toán những diễn giải chi tiết hơn về nguyên nhân xác định mức trọng yếu vượt quá khung và mức trọng yếu vượt khung này phải được sự đồng ý của Lãnh đạo KTNN (Đoàn kiểm toán phải nêu rõ trong tờ trình khi xét duyệt KHKT tổng quát hoặc điều chỉnh KHKT tổng quát - nếu có).

- Việc xác định tỷ lệ trong khung cần lưu ý phụ thuộc vào đánh giá của KTVNN, trên cơ sở xem xét các thông tin: Đặc điểm, môi trường kinh doanh, quy mô, tính chất phức tạp hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp,...

đ) Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính tổng hợp của tập đoàn hoặc tổng công ty

- Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính tổng hợp của tổng công ty hoặc tập đoàn (viết tắt là BCTCTĐ), mức trọng yếu được xác định ở hai cấp:

+ Đối với cấp BCTCTĐ:

Việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCTĐ thực hiện như đối với một đơn vị được kiểm toán độc lập theo hướng dẫn tại Tiết a, b, c, d Khoản 1 Điều 6 của hướng dẫn này. Trong đó lưu ý, việc lựa chọn các tiêu chí xác định mức trọng yếu đối với tổng thể cần cố gắng có sự thống nhất, đồng bộ tối đa với tất cả các công ty con (ví dụ: Có thể chọn tiêu chí doanh thu, chi phí, tài sản, vốn chủ sở hữu) hoặc có thể áp dụng lựa chọn kết hợp đồng thời nhiều chỉ tiêu (ví dụ: vừa chọn chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế,...). Trên cơ sở mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCTĐ đã được xác định, thực hiện phân bổ cho các đơn vị thành viên tương ứng theo xét đoán và các tiêu chí nhất định.

Trường hợp, trong tập đoàn, tổng công ty có các giao dịch nội bộ cần được phân loại riêng để đánh giá, xác định trọng yếu: Bản thân tập đoàn đó có thể can thiệp mang tính chuyên môn nghiệp vụ để tạo ra một BCTCTĐ tốt nhưng không đúng trong thực tế. Do đó, việc phân bổ mức trọng yếu trong từng thành viên tập đoàn, tổng công ty đồng thời tất cả các giao dịch nội bộ phải được tách ra để xem xét riêng.

+ Đối với cấp BCTCDN của các đơn vị thành viên: Trên cơ sở mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCTĐ đã được xác định, thực hiện phân bổ cho các đơn vị thành viên tương ứng theo xét đoán và các tiêu chí nhất định:

Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC của đơn vị thành viên được áp dụng cho các đơn vị thành viên mà các KTVNN sẽ kiểm toán hoặc soát xét vì mục đích kiểm toán BCTCTĐ có thể được xác định theo mức phân bổ để xác định mức trọng yếu của các đơn vị thành viên theo các tiêu chí (dựa trên tổng doanh thu, tổng tài sản công ty con chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tập đoàn và được phân bổ mức trọng yếu tương ứng).

Hoặc các đơn vị thành viên có thể được xác định mức trọng yếu dựa trên các đặc điểm, quy mô của từng đơn vị và thường khác nhau tại mỗi đơn vị tương ứng theo xét đoán của KTVNN: quy mô tiêu chí lựa chọn càng lớn thì tỷ lệ % trên tiêu chí càng nhỏ; rủi ro của đơn vị càng lớn thì tỷ lệ % trên tiêu chí càng nhỏ.

Song trong cả hai trường hợp việc xác định mức trọng yếu của đơn vị thành viên phải đảm bảo nguyên tắc mức trọng yếu đối với các đơn vị thành viên phải thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCTĐ, nhằm giảm xuống một mức độ thấp hợp lý khả năng tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện trong BCTCTĐ không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCTĐ (KTVNN dựa trên xét đoán mức độ rủi ro tại từng công ty con để phân bổ mức trọng yếu tương ứng, nhưng mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC của các công ty con không được vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCTĐ).

- Với các giao dịch nội bộ cần phân loại riêng để đánh giá, xác định trọng yếu do nhiều trường hợp, giao dịch trong nội bộ tập đoàn chứa đựng sai sót và rủi ro trọng yếu dẫn đến ý kiến kiểm toán sai (ví dụ: Tập đoàn đó có thể can thiệp mang tính chuyên môn nghiệp vụ để tạo ra một báo cáo tài chính tốt nhưng không đúng trong thực tế).

Trên đây là quy định về Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Thuế doanh nghiệp lớn cảnh báo tình trạng giả mạo thông tin cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê vàng tiền tệ dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ quầy hàng dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ngành nào được loại trừ khỏi phạm vi điều tra doanh nghiệp từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký sổ cái áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành mà không cần sự đồng ý của tất cả người sử dụng lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Hồ Văn Ngọc
533 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào