Trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ?
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn được gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp cho người có quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất hợp pháp.
Hiện tại, chúng tôi không ghi nhận có quy định của pháp luật cụ thể việc độ tuổi cũng như không phân biệt cá nhân là người thành niên, người chưa thành niên để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Mặt khác, Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì việc ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với cá nhân trong nước thực hiện như sau:
Ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
Có thể thấy pháp luật quy định người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu chưa có chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân thì có thể lấy giấy khia sinh để làm giấy tờ nhân thân khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đồng nghĩa, mọi cá nhân đều có thể được đứng tên trên giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì các giao dịch của người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) sẽ được thực hiện như sau:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì giao dịch dân sự của người mới 9 tuổi khi xác lập, thực hiện phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi).
Do đó: Đối với trường hợp con trai bạn là cháu đích tôn mới 9 tuổi, được ông bà nội cho một mảnh đất ngoài phố, hợp đồng ông bà cho đất cho cháu đã được làm và ký công chứng, có vợ chồng bạn ký tên trên đó. Nên vợ chồng bạn có thể chuẩn bị hồ sơ thủ tục để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai để con trai bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đối với diện tích được ông bà nội cho và Giấy chứng nhận phải có tên của người đại diện và sẽ ghi rõ là đại diện của con bạn.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?