Bị CSGT trả nhầm giấy tờ cho người khác thì giải quyết sao?
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2013/NĐ-CP về Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu như sau:
"1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền."
Tại Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 10. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo quy định trên, bạn cần yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm của CSGT:
- Thu hồi giấy tờ đã trao nhầm và liên hệ với bạn để trả lại giấy tờ đó bạn.
- Trường hợp không thu hồi được giấy tờ đã trao nhầm thì cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiến hành làm thủ tục cấp lại giấy tờ cho bạn.
Kết luận: Khi cảnh sát giao thông trả nhầm giấy tờ xe bạn cho người khác thì CSGT phải có trách nhiệm như phân tích ở trên. Bên cạnh đó, cần phải lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, bồi thường thiệt hại. Do đó, khi tham gia giao thông mà được cơ quan CSGT khu vực khác yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì bạn có thể xuất trình biên bản này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?