Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua những hoạt động nào?
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định về các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức xã hội bao gồm:
- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định của pháp luật;
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Trên đây là nội dung giải đáp về các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?