Công ty có được chậm trả lương khi người lao động nghỉ việc?

Chào anh/ chị. Hiện em đang có vấn đề cần xin ý kiến tham khảo, gợi ý giúp em với ạ. Em hiện vừa nghỉ việc tại 1 Công ty Nhật Bản ngày 15.03, Sếp trực tiếp của em muốn giữ lương em trong vòng 30 ngày mà không có lý do đặc biệt nào. TP Nhân sự cũng viết mail ám chỉ sẽ giải quyết lương cho em muộn nhất vào ngày 15.04 mà không phải 29.03 như ngày trả lương quy định cho CBCNV của công ty. Em có thể yêu cầu họ trả lương vào ngày 29.03 có được không? Em nên đáp trả lại họ như thế nào ạ?

CCPL: Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 148/2018/NĐ-CP, Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Theo Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

3. Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động.

Như vậy, theo quy định này thì việc chậm trả lương có thể kéo dài 30 ngày nhưng chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Ở đây nếu không có gì thì công ty phải trả lương theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, bạn có thể yêu cầu công ty trả đúng ngày lương thực tế nhận hàng tháng là 29.03 kèm theo trích dẫn các quy định nêu trên.

Trân trọng!

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không bị trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất mấy lần cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc thì có được hoàn trả lại tiền khi đã đóng vào công đoàn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có bắt buộc phải cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên thuê lại lao động có được sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động vi phạm nội quy thì công ty có quyền cắt lương hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 người lao động được nghỉ không hưởng lương bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 7/2024, người lao động sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi nghỉ hưu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
188 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào