03 bước thực hiện việc tiêm chủng
Pháp luật nước ta có quy định: Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau đây:
- Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
- Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
- Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
Trên đây là nội dung giải đáp về các bước thực hiện việc tiêm chủng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 ý nghĩa, hay nhất?
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2025? Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được cấp khi nào?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng năm 2025?