Hướng dẫn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mới nhất 2019
Căn cứ pháp lý: Luật Du lịch 2017; Nghị định 168/2017/NĐ-CP; Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và Thông tư 33/2018/TT-BTC.
Trước hết để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thành lập doanh nghiệp trước, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật. Sau khi có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được thực hiện theo Luật Du lịch 2017 và các quy định pháp luật khác liên quan, trình tự thực hiện như sau:
1. Thành lập doanh nghiệp
Việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các quy định pháp luật hướng dẫn liên quan.
2. Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
a. Điều kiện kinh doanh
Doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
(2) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng:
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hiện nay là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
(3) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành sau đây:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
Lưu ý: Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
b. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành kể trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tiến hành tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung, chính sửa hồ sơ cho hợp lệ (nếu có).
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Phí thẩm định: 3.000.000 đồng/giấy phép (Theo Thông tư 33/2018/TT-BTC)
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?