Công tác thành lập bản đồ trường từ trong điều tra địa chất khoáng sản
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT thì công tác thành lập bản đồ trường từ trong điều tra địa chất khoáng sản như sau:
1. Liên kết tài liệu bay đo từ: Cân bằng mạng lưới tuyến bay đo tựa bằng phương pháp trung bình theo quy định sau:
a) Chọn tuyến bay đo tựa nằm giữa vùng bay, cắt qua khu vực trường từ bình ổn;
b) Tính giá trị độ lệch trung bình giữa các điểm giao cắt của tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường theo công thức:
Trong đó:
- k: Giá trị độ lệch trung bình của tuyến bay đo tựa k;
- Titua: Giá trị đo của tuyến bay đo tựa k tại điểm giao cắt thứ i;
- Tthgi: Giá trị đo của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt thứ i;
- N là số điểm giao cắt giữa tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường.
Tuyến bay đo tựa k phải hiệu chỉnh giá trị là - k nT.
c) Thực hiện liên kết tuyến bay đo tựa bằng tuyến bay đo thường cho tất cả các tuyến bay đo tựa;
d) Giá trị độ lệch giữa tuyến bay đo tựa k và tuyến bay đo thường i tại các điểm giao cắt sau khi tuyến bay đo tựa đã được cân bằng tính như sau:
Với mỗi tuyến bay đo thường sẽ có nhiều nhất k giá trị độ lệch giao cắt với tuyến bay đo tựa được dùng để liên kết.
đ) Giá trị trường từ trên tuyến bay đo thường được liên kết với tuyến bay đo tựa sau khi đã được cân bằng theo công thức:
Tthglk = Tthg + f (Spki)
Trong đó:
- Tthglk: Giá trị tuyến bay đo thường được liên kết;
- Tthg: Giá trị tuyến bay đo thường chưa liên kết;
- f (Spki): Là giá trị trung bình hoặc hàm bậc nhất, bậc hai của các giá trị độ lệch giữa tuyến bay đo tựa sau khi cân bằng với tuyến bay đo thường tại các nút giao cắt.
2. Đánh giá sai số bản đồ trường từ:
Sai số bản đồ trường từ (m) được xác định bởi sai số bình phương trung bình giữa các nút giao cắt của tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường được tính như sau:
Trong đó:
a) n: số điểm giao cắt;
b) ∆Ti = Tthglk - Ttua;
c) Tthglk: Giá trị trường từ của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt với tuyến bay đo tựa sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định tại Điều 24 Thông tư này và được liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Ttua: Giá trị trường từ của tuyến bay đo tựa tại điểm giao cắt với tuyến bay đo thường sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định Điều 24 Thông tư này.
3. Độ chính xác của bản đồ trường từ được phân loại như sau:
a) Độ chính xác thấp khi m > 15nT;
b) Độ chính xác trung bình khi 5 ≤ m ≤ 15 nT;
c) Độ chính xác cao khi m < 5 nT.
4. Tính dị thường trường từ (∆Ta) được tính theo công thức:
∆Ta = Tthglk - T0
Trong đó:
a) Tthglk: Giá trị trường từ của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt với tuyến bay đo tựa sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định tại Điều 24 Thông tư này và được liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) T0: Giá trị trường từ bình thường tại cùng một điểm đo.
Trên đây là quy định về công tác thành lập bản đồ trường từ trong điều tra địa chất khoáng sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?