Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước dựa trên những hạn chế như thế nào?

Nhằm mục đích phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, do đó mà cần tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, tuy nhiên tôi muốn biết để đi đến mục đích trên là dựa trên những hạn chế thực tế như thế nào? Ban tư vấn hỗ trợ giúp.

Tại Mục I Nghị quyết 12-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định:

Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế còn hạn chế.

- Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn. Cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế.

- Việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước triển khai chậm, quá trình cổ phần hóa còn nhiều yếu kém, tiêu cực và có một số khó khăn, vướng mắc về thể chế chậm được giải quyết, nhất là thể chế định giá đất đai, tài sản.

Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng; công tác cán bộ, chính sách tiền lương còn bất cập, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Việc tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện chậm. Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng, phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Doanh nghiệp nhà nước
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải có phòng pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp ứng điều kiện nào để được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại mô hình tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước? Có giới hạn số thành viên trong Hội đồng thành viên của doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Hội đồng thành viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể kiêm nhiệm các chức danh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước có được bố trí người thân vào làm kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước có phải công bố thông tin bất thường khi thay đổi kế toán trưởng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được thu thập từ nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai không được tham gia Hội đồng kỷ luật xử lý hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp nhà nước
Thư Viện Pháp Luật
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào