08 trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Tại Điều 5 Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về các trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải bao gồm:
- Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí);
- Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
- Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
- Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
- Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
- Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất);
- Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân;
- Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả thải ra môi trường.
Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Traan trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Thủ tục chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất? Công ty hợp nhất phải chịu trách nhiệm như thế nào về các khoản nợ chưa thanh toán của các công ty bị hợp nhất?
- Đề xuất: Quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời sẽ không được mua bán đất?
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước bao gồm những loại nào? Có những hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước nào?
- Bộ Công Thương có cơ cấu tổ chức như thế nào? Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ gì trong quản lý hàng dự trữ quốc gia?
- Khi nào thì Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản? Thời hạn đề nghị xem xét lại về quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản?