Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp mới nhất 2019
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2014 thì hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì các hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên có trách nhiệm phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hộ kinh doanh có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính để được giải quyết theo thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Các giấy tờ quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
Lưu ý: Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bạn căn cứ quy định trên đây để áp dụng cụ thể đối với trường hợp của mình.
(Tham khảo quy định chi tiết tại Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 108/2018/NĐ-CP)
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?