Khai thuế, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 83/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì:
1. Người nộp thuế là tổ chức kinh doanh sử dụng các dịch vụ điện tử do cơ quan thuế cung cấp (đăng ký thuế, khai, nộp thuế, tra cứu và gửi thông tin về thuế), trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Bộ Tài chính. (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)
Người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, siêu thị và một số hàng hóa, dịch vụ khác có sử dụng hệ thống máy tính tiền, hệ thống cài đặt phần mềm bán hàng để thanh toán thì thực hiện kết nối với cơ quan thuế để gửi thông tin cho cơ quan thuế theo lộ trình triển khai của cơ quan thuế.
Người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) kinh doanh thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì lập hóa đơn điện tử và gửi thông tin trên hóa đơn bằng phương thức điện tử cho cơ quan thuế để nhận mã xác thực hóa đơn từ cơ quan thuế. Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng, triển khai hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc khai thuế, nộp thuế, giao dịch bằng phương thức điện tử.
Trên đây là nội dung quy định về việc khai thuế, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Thông tư 88 về cải cách tiền lương có hiệu lực từ 07/2/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất?
- Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư năm 2025?