Yêu cầu của đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT, yêu cầu của đề tài khoa học và công nghệ:
- Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có triển vọng tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả; có địa chỉ ứng dụng cụ thể hoặc có khả năng thương mại hóa; có phương án khả thi để phát triển công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm;
- Đề tài nghiên cứu cơ bản phục vụ công tác xây dựng chính sách và quản lý phải đáp ứng yêu cầu sau: Tạo ra được luận cứ khoa học, giải pháp kịp thời cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; có địa chỉ ứng dụng cụ thể; có tối thiểu 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành; khuyến khích tham gia đào tạo sau đại học;
- Thời gian thực hiện nhiệm vụ cấp bộ không quá 24 tháng và cấp cơ sở không quá 12 tháng tính từ ngày ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định;
- Mỗi nhiệm vụ khoa học và công nghệ chỉ do một cá nhân làm chủ nhiệm nhiệm vụ, có các thành viên chính và thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên làm thư ký khoa học, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm.
Trên đây là quy định về yêu cầu của đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?