Bố không chịu cấp dưỡng cho con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật có quy định cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Tại Điều 110 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Về trách nhiệm hình sự, tại Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
=> Như vậy, để có thể tuy cứu trách nhiệm người không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì mặt khách quan của tội này là từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của tòa án trong khi có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng, dẫn đến hậu quả làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe => Lúc này người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ đối diện với hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?