Vợ ở nhà nội trợ có được chia tài sản khi ly hôn?
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì thu nhập của vợ, chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hợp pháp hoặc vợ, chồng có căn cứ để chứng minh đó là tài sản riêng.
Khi ly hôn, nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy: Căn cứ các dẫn chứng trên đây thì có thể xác định lao động của người vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm.
Như vậy: Trường hợp người vợ (hoặc chồng) ở nhà nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Nên vẫn được xác định là đã có công chức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong gia đình tương đương với người chồng (hoặc vợ) đi làm.
Do đó: Trường hợp bạn chỉ ở nhà nội trợ thì vẫn được xác định là lao động có thu nhập và có ông chức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong gia đình như chồng bạn. Nên nếu hai vợ chồng bạn sống với nhau không hạnh phúc và dẫn đến phải ly hôn, thì bạn vẫn có quyền được chia tài sản chung của hai vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc theo phát quyết của Tòa án.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?