Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước
Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 4 Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 ban hành Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước, cụ thể như sau:
- Phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại.
- Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Tổng Kiểm toán nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại, tăng cường phân cấp, xác định rõ trách nhiệm giữa các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước; đồng thời đề cao trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước.
- Tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế; đảm bảo giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia, bảo mật thông tin của ngành theo quy định.
- Chủ động, tích cực hội nhập và mở rộng quan hệ đối ngoại trên tinh thần cùng có lợi, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của Kiểm toán nhà nước; tiếp thu những tri thức và kinh nghiệm tốt của các nước một cách có chọn lọc, phù hợp với pháp luật, Điều kiện và thực tiễn của Việt Nam.
- Bám sát nhu cầu và định hướng phát triển của ngành trong từng thời kỳ; thực hành Tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quan hệ đối ngoại để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?