Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương mạch

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương mạch là bao nhiêu? Đây là nội dung thắc mắc Ban biên tập nhận được từ email của chị Ngọc Thảo (thao***@gmail.com)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương mạch được quy định tại Mục II Chương 3 Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

II. Tổn thương Mạch

 Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ

 

1.1. Chưa phẫu thuật

31 - 35

1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật

 

1.2.1. Kết quả tốt

51 - 55

1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan

61 - 63

1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại

81

1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại

81

1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 1.2.2; 1.2.3; 1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng

 

2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi)

 

2.1. Ở các chi, đã xử lý

 

2.2.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch

7 - 10

2.2.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi

11 - 15

2.2.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên

21 - 25

2.2.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi

21 - 25

2.2.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên

31 - 35

2.2.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng

 

2.3. Vết thương động mạch cảnh

 

2.3.1. Chưa có rối loạn về huyết động

21 - 25

2.3.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ

41 - 45

2.3.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối (Tỷ lệ tính theo các di chứng)

 

3. Vết thương các mạch máu cỡ trung bình (mạch máu ở cẳng tay, bàn tay; cẳng chân, bàn chân) đã xử lý:

 

3.1. Kết quả tốt không có biểu hiện thiếu máu nuôi dưỡng bên dưới

4 - 6

3.2. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nhẹ

11 - 15

3.3. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ trung bình

16 - 20

3.4. Rối loạn huyết động gây thiểu dưỡng chi mức độ nặng

21 - 25

4. Hội chứng Wolkmann

(Co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay).

Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương khớp.

 

5. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương)

 

5.1. Giãn tĩnh mạch

11 - 15

5.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét

21 - 25

5.3. Biến chứng viêm tắc gây loét

31 - 35

6. Ghép mạch cỡ trung bình (lấy tĩnh mạch làm động mạch)

11 – 15


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương mạch. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
260 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào