Có được đơn phương nghỉ việc khi mang thai không?
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì lao động nữ mang thai được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động 2012 thì lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Như vậy: Căn cứ quy định trên thì lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động).
Do đó: Đối với trường hợp của bạn thì có các trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Trường hợp bạn không có chỉ định, xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì bạn không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.
Do đó, trường hợp bạn muốn nghỉ việc để dưỡng thai thì cần phai thỏa thuận lại và được công ty đồng ý.
- Trường hợp 2: Trường hợp bạn có chỉ định, xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.
Tuy nhiên, bạn có nghĩa vụ báo cho công ty biết trước một thời hạn nhất định do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Bạn căn cứ quy định trên để thực hiện.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?