Xây dựng dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

Tìm hiểu quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Xây dựng dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định ra sao?

Xây dựng dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 về Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

- Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị về chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đối với giám sát chuyên đề, trên cơ sở tổng hợp đề nghị, kiến nghị, căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng thư ký Quốc hội đề xuất từ 25 đến 30 chuyên đề và sắp xếp theo chủ thể giám sát để lựa chọn.

- Chuyên đề giám sát được lựa chọn căn cứ vào các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên sau đây:

+ Là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất;

+ Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất;

+ Bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực;

+ Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.

- Tổng thư ký Quốc hội lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội để đề xuất chương trình giám sát, trong đó có từ 06 đến 08 chuyên đề giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội có thể tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia về dự kiến chương trình giám sát.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Ủy ban thường vụ Quốc hội
Hỏi đáp mới nhất về Ủy ban thường vụ Quốc hội
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí, cơ cấu của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền hạn, quan hệ của Chủ tịch nước đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý phí và lệ phí.
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn gửi tài liệu cho Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật của Quốc hội
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật của Quốc hội
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ủy ban thường vụ Quốc hội
Thư Viện Pháp Luật
214 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ủy ban thường vụ Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ủy ban thường vụ Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào