Việc chỉ huy hoạt động phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Việc chỉ huy hoạt động phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 28 Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại các địa phương, chỉ huy các cơ quan, đơn vị Quân đội trực tiếp chỉ huy lực lượng thuộc quyền dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu và hiệp đồng của cơ quan quân sự địa phương các cấp.
- Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, trực tiếp chỉ huy lực lượng thuộc quyền dưới sự điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức trực tiếp chỉ huy lực lượng tự vệ dưới sự điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Điều động, chỉ huy Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
- Việc tổ chức chỉ huy các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của bộ, ngành trung ương do người đứng đầu bộ, ngành trung ương quy định.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này thì Ban biên tập cũng cung cấp thêm cho bạn thông tin về khái niệm phòng thủ dân sự như sau:
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc chỉ huy hoạt động phòng thủ dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
- Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?