06 nguyên tắc lập cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán (balance of payment – BOP) là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài). Theo quy ước, các giao dịch dẫn đến việc cư dân, tổ chức nước ngoài trả tiền cho cư dân và tổ chức trong nước được ghi “có” hoặc đánh dấu cộng, còn các giao dịch dẫn đến việc cư dân và tổ chức trong nước trả tiền cho cư dân, tổ chức nước ngoài được ghi “nợ” hoặc đánh dấu trừ.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP thì nguyên tắc lập cán cân thanh toán như sau:
1. Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).
3. Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
4. Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
- Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
- Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
6. Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
Trên đây là quy định về nguyên tắc lập cán cân thanh toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?