Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm an toàn thông tin mạng
Về nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm an toàn thông tin mạng được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 121/2018/TT-BTC cụ thể như sau:
Kinh phí thực hiện công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Việc bố trí kinh phí thực hiện theo nguyên tắc: Hoạt động, lực lượng thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể:
a) Ngân sách trung ương:
- Bảo đảm kinh phí để triển khai các hoạt động thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin do các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 24 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2016/NĐ-CP), gồm:
+ Kinh phí thực hiện yêu cầu về an toàn thông tin theo cấp độ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm;
+ Kinh phí thực hiện giám sát, đánh giá, quản lý rủi ro an toàn thông tin; đào tạo ngắn hạn, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, diễn tập an toàn thông tin và ứng cứu sự cố của cơ quan, tổ chức nhà nước được cân đối bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức nhà nước đó theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
- Bảo đảm kinh phí để triển khai các hoạt động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (sau đây gọi tắt là Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg), gồm:
+ Hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát ứng cứu sự cố của Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Điều phối ứng cứu quốc gia, cơ quan thường trực ứng cứu sự cố quốc gia;
+ Hoạt động của cơ quan điều phối quốc gia;
+ Hoạt động, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan trung ương.
b) Ngân sách địa phương:
- Bảo đảm kinh phí hoạt động thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin do cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên trách ở địa phương về an toàn thông tin thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 24 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP.
- Bảo đảm hoạt động của Ban Chỉ đạo, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố, đội ứng cứu sự cố ở địa phương, các nhiệm vụ do địa phương thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg.
Trên đây là quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?