Thanh tra viên bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Thanh tra viên là công chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước.
Thanh tra viên có các ngạch từ thấp đến cao như sau:
- Thanh tra viên;
- Thanh tra viên chính;
- Thanh tra viên cao cấp.
Theo quy định Khoản 1 Điều 15 Nghị định 97/2011/NĐ-CP thì miễn nhiệm đối với thanh tra viên một trong các trường hợp sau:
- Do điều động, luân chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải là cơ quan thanh tra nhà nước;
- Khi chuyển đổi vị trí việc làm và theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức phải chuyển sang ngạch công chức, viên chức khác để phù hợp với vị trí việc làm mới;
- Tự nguyện xin thôi không làm việc ở các cơ quan thanh tra nhà nước và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thôi việc;
- Có quyết định thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật;
- Bị tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân;
- Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
- Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về trường hợp thanh tra viên bị miễn nhiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?