Đánh ghen có vi phạm pháp luật?

Bố em có bồ, bán dấu mẹ em vài miếng đất mà bà không biết để nuôi gái già 5 năm nay rồi, giờ nếu ông bà li dị thì số đất đai còn lại em phải làm sao để giữ lại hết, mẹ em có thể sang tên chuyển nhượng lại miếng đất còn lại cho mẹ hoặc con trai không? Chứ giờ bà không cam tâm để bố em hiến nốt cho gái đâu ạ. Mong anh chị em hướng dẫn tư vấn giúp em, em phải làm gì và làm như thế nào để đúng luật? Con bồ này hiên ngang, thách thức gia đình em có thể đánh cho nó 1 trận nhớ đời không? Có bị vi phạm pháp luật không?

Thứ nhất, đối với việc bán đất.

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo Điều 35 Luật này thì:

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Theo quy định trên thì việc chuyển nhượng bất động sản thuộc sở hữu chung vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Do đó, việc bố bạn tự ý bán đất mà không có chữ ký của mẹ bạn là không có giá trị pháp lý. Do đó, Hợp đồng mua bán đất bị vô hiệu; khi đó, hai bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu mảnh đất thuộc quyền sở hữu của riêng của bố bạn thì việc chuyển nhượng là hợp pháp.

Như đã trình bày, việc định đoạt bất động sản trong thời kỳ hôn nhân phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng, do đó, nếu mẹ bạn muốn chuyển nhượng số đất còn lại cho bạn phải được sự đồng ý của bố bạn. Khi ly hôn, về nguyên tắc tài sản sẽ chia làm đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.

Thứ hai, đánh ghen có vi phạm pháp luật không?

Trường hợp gia đình muốn đánh cho người tình của bố một trận nhớ đời thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, người đánh ghen có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cố ý gây thương tích.

Theo Khoản 2a Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trường hợp nặng hơn, người đánh ghen gây thương tích thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

...

Ngoài ra, nếu việc đánh ghen nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

385 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào