Hỗ trợ người lao động ở các huyện nghèo học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia xuất khẩu lao động
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Mục III Quyết định 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì:
- Đối tượng: người lao động được lựa chọn học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tham gia xuất khẩu lao động theo quy định của Đề án.
- Thời gian học: căn cứ vào nghề đào tạo và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quy định cụ thể thời gian học, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Sau các khóa học, người lao động được cấp chứng chỉ công nhận trình độ tay nghề và chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định.
- Nội dung chính sách:
+ Hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số;
+ Hỗ trợ 50% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho các đối tượng khác thuộc 61 huyện nghèo;
+ Riêng người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được hỗ trợ thêm:
. Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 40.000đ/người/ngày;
. Tiền ở với mức 200.000đ/người/tháng;
. Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu cho người lao động (quần áo đồng phục, chăn màn, giày dép …) với mức 400.000đ/người;
. Tiền tàu, xe (cả đi và về) 01 lần từ nơi cư trú đến nơi đào tạo; mức hỗ trợ theo giá cước của phương tiện vận tải hành khác thông thường tại thời điểm thanh toán;
. Chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các mức quy định về phí làm hộ chiếu, phí visa, phí khám sức khỏe, lệ phí làm lý lịch tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Cơ chế thực hiện: cơ quan chủ trì lựa chọn doanh nghiệp, cơ sở sự nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Đề án; thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo.
- Nguồn kinh phí: ngân sách trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Cơ chế tài chính: ngân sách trung ương bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
Trên đây là nội dung quy định về việc hỗ trợ người lao động ở các huyện nghèo học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia xuất khẩu lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 71/2009/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Mức miễn giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công là bao nhiêu?