Áp dụng biện pháp bảo đảm trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ

Trong bối cảnh hiện nay bên cạnh quan hệ dân sự, vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được xem xét và xử lý theo khía cạnh hành chính. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi việc áp dụng biện pháp bảo đảm trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Xin cảm ơn Thanh Bình (t.binh***@gmail.com)

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Khoản 3 Mục IIB Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP như sau:

3.1. Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải cung cấp cho Toà án các chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 117 của Bộ luật tố tụng dân sự để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

3.2. Thực hiện biện pháp bảo đảm.

Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phân biệt theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hay quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, phải thực hiện biện pháp bảo đảm tương ứng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Toà án buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm như sau:

a) Thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 207 của Luật sở hữu trí tuệ.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật sở hữu trí tuệ; cụ thể như sau:

a.1) Nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Toà án yêu cầu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nêu rõ số lượng, chủng loại hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dự kiến, ước tính giá trị hàng hoá đó để xác định giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm cơ sở cho việc ấn định khoản tiền bảo đảm.

Giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.

Nếu không thể xác định được giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết như: ước tính giá trị, thẩm định giá, định giá... mà vẫn không thể xác định được giá trị hàng hoá đó), thì Toà án quyết định khoản tiền bảo đảm phải nộp tối thiểu là hai mươi triệu đồng. Tuy nhiên cần lưu ý là điểm a khoản 2 Điều 208 của Luật sở hữu trí tuệ chỉ quy định giới hạn mức tối thiểu của khoản bảo đảm đối với trường hợp không thể xác định được giá trị của hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không giới hạn mức tối đa đối với khoản bảo đảm. Do đó, nếu qua dự kiến và tạm tính, xem xét các tình tiết của vụ án mà thấy rằng thiệt hại thực tế có thể xảy ra và cao hơn mức bảo đảm tối thiểu là 20 triệu đồng, thì Toà án có thể ấn định mức bảo đảm cao hơn mức tối thiểu 20 triệu đồng, để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

a.2) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác (không phân biệt chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trong nước hay nước ngoài có giá trị bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc ít nhất bằng 20 triệu đồng). Chứng từ bảo lãnh có thể là: thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh được xác lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

b) Thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 207 của Luật sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 của Luật sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Do đó, khi quyết định áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì Toà án căn cứ vào quy định tại Điều 120 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục 8 của Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27-4-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự, xác định trường hợp cụ thể nào phải thực hiện biện pháp bảo đảm để buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

Trên đây là nội dung quy định về việc áp dụng biện pháp bảo đảm trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.

Trân trọng!

Quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp mới nhất về Quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền liên quan là gì? Quyền liên quan là một trong những quyền sở hữu trí tuệ đúng không?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Định nghĩa và những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Định giá quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Quy định cưỡng chế với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Việc post các truyện ngắn lên mạng để mọi người vào đọc online có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không
Hỏi đáp pháp luật
Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền sở hữu trí tuệ
Thư Viện Pháp Luật
529 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền sở hữu trí tuệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền sở hữu trí tuệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào